5 Điều Cần Biết Về Bảo Hiểm TNDS Chủ Xe Máy

Bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe gắn máy là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trọng đối với chủ xe khi tham gia giao thông. Tuy nhiên trên thực tế, có không ít người còn chưa hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm này, còn hay thuận miệng nói là “Bảo hiểm xe máy”. Nếu vô tình nói như vậy, ai cũng đinh ninh nghĩ rằng “cái xe máy của mình đang chạy được bảo hiểm”. Điều đó rất dễ gây hiểu sai và hiểu nhầm. Bảo hiểm xe gắn máy được chia ra làm 2 loại, và tên gọi chính xác của nó là:

– Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc (TNDS BB) đối với chủ xe gắn máy (BẮT BUỘC PHẢI MUA KHI LƯU THÔNG TRÊN ĐƯỜNG)

– Bảo hiểm tự nguyện (Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe)

Ấn chỉ xe gắn máy – Hình minh họa

Xem thêm: Mức Miễn Thường Khi Mua Bảo Hiểm Vật Chất Ô Tô Là Gì?

    1. Bảo hiểm TNDS BB chủ xe gắn máy là gì?

Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe môtô – xe máy. Là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe gắn máy phải mang theo khi tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016.

     2. Mục đích mua Bảo hiểm TNDS BB chủ xe gắn máy.

– Khắc phục hậu quả tai nạn cho nạn nhân và đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông đường bộ .Thay chủ xe chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba.

– Trong các trường hợp xảy ra tai nạn, người điều khiển xe mô tô, xe máy có giấy phép lái xe hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe. Thay vào đó, đơn vị bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe tiến hành việc chi trả phần trách nhiệm dân sự này.

– Nhà bảo hiểm sẽ bồi thường tất cả thiệt hại về thân thể cho bên thứ 3 dù nạn nhân có lỗi hay không

VD: Chủ xe gắn máy mang biển số AB.123.45 (có mua bảo hiểm TNDS BB) lưu thông trên đường gây tai nạn hậu quả nghiêm trọng khiến 1 người chết, 1 người bị trọng thương. Lúc đó, nhà bảo hiểm thay mặt người gây tai nạn trả tiền bồi thường cho các nạn nhân, với mức trách nhiệm 100tr/người/vụ, người bị thương bồi thường theo tỷ lệ thương tật.

*Lưu ý: Những thiệt hại về xe và thân thể của chính bản thân chủ phương tiện gây tai nạn sẽ không được bảo hiểm. 

     3. Các trường hợp loại trừ

Các nhà bảo hiểm sẽ không bồi thường trong các trường hợp sau đây:

– Hành động cố ý của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại..

– Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy

– Lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp

– Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn; Chiến tranh, khủng bố, động đất; Thiệt hại đối với vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

     4. Phí bảo hiểm TNDS BB đối với chủ xe gắn máy

Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016, phí bảo hiểm TNDS BB đối với:

– Xe gắn máy có dung tích 50cc trở xuống: 55.000đ (Chưa VAT)

– Xe gắn máy có dung tích 50cc trở lên: 60.000đ (Chưa Vat)

Ngoài ra, bạn có thể mua thêm bảo hiểm đối với người ngồi trên xe với mức trách nhiệm tối đa là 20tr/người.

     5. Mua bảo hiểm TNDS BB đối với chủ xe gắn máy ở đâu?

Bạn có thể đến các đại lý bảo hiểm gần nhất để mua nhé, còn không bạn có thể lên website trực tuyến của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh.

Mua Bảo Hiểm Trực Tuyến (ONLINE) TNDS BB Chủ Xe Gắn Máy

 

Hướng Dẫn Cấp, Đổi Thẻ Căn Cước Công Dân 2020

Căn cước công dân được cấp tại 16 tỉnh, thành phố, Bắt đầu từ ngày 01/01/2020, việc cấp thẻ Căn cước công dân sẽ được thực hiện trên cả nước, thay vì chỉ có 16 tỉnh, thành như hiện nay. Khi làm thủ tục cấp đổi CMND hết hạn hoặc trường hợp CMND bị mất thì người dân sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân, thay vì CMND. Mình chia sẻ ngắn gọn thủ tục cấp CCCD

1. Điều kiện được cấp thẻ

– Công dân từ 14 tuổi trở lên

– Đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành đã triển khai sử dụng thẻ CCCD (Hộ khẩu ở đâu thì về đó để xin cấp CCCD)

Thời hạn của căn cước công dân được tính theo độ tuổi 14t – 25t – 40t – 60t

VD: Công dân 14 tuổi làm lần đầu thì thời hạn CCCD hết hạn vào năm 25 tuổi. Công dân tròn 23 tuổi, 38 tuổi, 58 tuổi làm CCCD thì thời hạn qua mốc kế tiếp. VD: Công dân tròn 23 tuổi làm CCCD thì thời hạn hết hạn là 40 tuổi. 

Thời hạn trả thẻ CCCD mới sau 20 ngày làm việc

2. Trình tự thực hiện cấp thẻ căn cước công dân

Cách 1: Đến nơi làm trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Tờ khai căn cước công dân: Tải về tại đây (Mẫu CCO1 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày  01/10/2019)

+ Hộ khẩu thường trú

(Khi điền vào tờ khai CCCD, chỗ nơi sinh và quê quán, các bạn phải điền đầy đủ 3 cấp. VD: Quê quán mình ở xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên)

Mẫu tờ khai CCCD

Bước 2:  Nộp hồ sơ

Các bạn nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú.

Sau khi nộp và được kiểm duyệt thông tin, các bạn sẽ chờ để được chụp hình và lăn tay. Nhớ make-up sương sương, cười mỉm chi nhẹ nhàng để có tấm hình thật đẹp các bạn nhé :))))

Lệ phí cấp, đổi CCCD: 50.000/người

Lưu ý 1: Tới sớm để lấy số thứ tự nhé. 8h làm việc, 7h45 mình tới bấm số thứ tự thì đã là số 50 rồi (Buổi sáng chỉ chỉ tầm 80 số), vì vậy các bạn tranh thủ tới sớm nhé. Không qua buổi chiều thì mệt mỏi lắm.

Bước 3: Lấy thẻ CCCD

Có 2 cách để lấy thẻ, 1 là bạn đến nơi để lấy, 2 là CCCD sẽ được gửi qua đường bưu điện gửi đến nhà cho bạn. Bạn thấy cái nào tiện thì lấy nhé

Cách 2: Khai thông tin online, book lịch hẹn đến nộp (Áp dụng các bạn có hộ khẩu ở Tp.HCM)

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) thuộc Công an TP HCM http://qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/cap-can-cuoc-cong-

Bước 2: Kê khai thông tin đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại căn cước công dân theo mẫu có sẵn trên trang thông tin điện tử.

Bước 3: Các bạn lựa chọn ngày làm thủ tục. Sau đó, bạn tích vào ô cam kết và mã xác nhận và ô kiểm tra thông tin.

Bước 4: Sau khi thực hiện thành công ba bước trên, tờ khai căn cước công dân sẽ hiển thị. Người kê khai kiểm tra thật kỹ các thông tin rồi tích vào ô xác nhận lưu tờ khai.

Bước 5: Người kê khai lấy mã tờ khai và in tờ khai vừa hoàn thiện để nộp và hoàn thiện nốt thủ tục tại cơ quan chức năng, chờ nhận thẻ.